Chỉ số giá sản xuất Hoa Kỳ (PPI) là gì?
Trong bài viết này, tôi sẽ nói về Chỉ Số Giá Sản Xuất Hoa Kỳ, còn được gọi là chỉ số PPI. Chúng ta sẽ nói về những gì chỉ số PPI phản ánh và giao dịch trên chỉ số PPI.
Chỉ số PPI là số liệu kinh tế phản ánh sự thay đổi giá của sản phẩm bán ra của các nhà sản xuất và các ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, Chỉ số PPI là phản ánh cơ bản của sự lạm phát. Một Trader dựa vào phân tích cơ bản sử dụng chỉ số PPI để đánh giá mức độ lạm phát của đồng tiền, đồng thời, các Trader theo ngày cũng quan tâm đến chỉ số này, vì những sai lệch trong việc phân tích kĩ thuật có thể xảy ra, tạo ra sự biến động lớn chính là cơ hội cho các Trader Scalping.
PPI đo lường điều gì?
Chỉ số giá PPI được Cục Thống Kê Lao Động Hoa Kỳ biên soạn. Chỉ số kinh tế PPI của tháng trước đó được biên soạn và thường được xuất bản vào 8:30 sáng (giờ Hoa Kỳ) đầu tuần thứ 2 hàng tháng. Những sự thay đổi về giá này liên quan đến hàng hoá và dịch vụ được bán ra tại nơi sản xuất. Do đó, chỉ số PPI đo lường sự thay đổi giá cả từ phía của người bán chứ không phải là người mua.
Bất cứ ngành công nghiệp hay hàng hoá nào cũng có chỉ số PPI, thực tế, có đến gần 10.000 loại chỉ số, từ hàng hoá cá nhân đến các nhóm sản phẩm. Chỉ số khai thác, sản xuất, đánh bắt, lâm nghiệp, nông nghiệp, khí tự nhiên, điện, xây dựng, hàng hoá và dịch vụ.
Tính toán và đo lường
Việc tính toán giúp chúng ta so sánh chỉ số giữa giá hiện tại với giá của quá khứ,dùng để cải thiện độ chính xác của chỉ số PPI, nơi mà các sản phẩm và hàng hoá được đánh giá dựa vào khối lượng và mức độ quan trọng của chúng.
Việc xây dựng các chỉ số trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để đánh giá được tầm quan trọng của sản phẩm, bằng cách sử dụng dữ liệu từ cuộc tổng điều tra kinh tế từ Cục Điều tra Dân số, các số liệu này thay đổi 5 nămmột lần.
Lịch sử hình thành chỉ số PPI
PPI được bắt đầu từ Chỉ số giá, từ khi thành lập vào năm1902 cho đến năm1978, tên này đã được đổi thành Chỉ số giá sản xuất. Cục chuyển từ một chỉ số bao gồm toàn bộ nền kinh tế sang một hệ thống bao gồm 3 chỉ số chính.
Vào tháng 2 năm 2014, Cục đã thay đổi trọng tâm của chỉ số thành Nhu cầu cho sản xuất – Nhu cầu cuối cùng (Final Demand – Intermediate Demand: FD – ID). Trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm cả giá cả và trọng lượng của dịch vụ, xây dựng, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu.
Hàng ngàn chỉ số trong Cục.
Cục xuất bản nhiều chỉ số và thay đổi tỷ lệ phần trăm phản ánh sự thay đổi theo tháng, theo năm và theo mùa.
Các chỉ số được xuất bản phân thành 3 cấu trúc phân loại: Phân Loại Ngành, Phân Loại Hàng Hoá và Phân Loại FD-ID. Phân Loại Ngành có khoảng 535 chỉ số; Phân Loại Hàng Hoá có khoảng 3.700 chỉ số hàng hoá khác nhau. Và Phân LoạiFD-ID đã công bố hơn 600 chỉ số khác nhau, đo lường sự thay đổi giá theo cơ sở điều chỉnh hàng tháng, hàng năm và theo mùa.
Hầu hết các nhà giao dịch sẽ xem xét chỉ số PPI-FD là chủ yếu vì chỉ số đó có thể phản ánh một xu hướng cơ bản, do nó có thể loại bỏ sự biến động của chỉ số tổng thể.
Tìm thông số PPI ở đâu?
Biểu đồ bên trên cho thấy giá trị của PPI – FDđược xem tren fxstreet.com, với lịch kinh tế trực tuyến, được cập nhật liên tục với thời gian thực (real-time), hoặc trên lịch kinh tế Bloomberg, trên trang web của Econoday. Nếu bạn là một người sử dụng Excel và muốn tạo ra các biểu đồ của riêng bạn, bạn có thể truy xuất dữ liệu hàng loạt từ trang web Labor Statistic.
Dữ liệu PPI thu thập như thế nào?
Các công ty được lựa chọn và mời tham gia một cuộc khảo sát. Sau đó, một nhà kinh tế học sẽ liên lạc với công ty để sắp xếp cho việc cung cấp thông tin qua một bảng câu hỏi. Dữ liệu được thu thập hàng tháng, thường là vào thứ 3của tuần. Cục nhận được khoảng 25.000 bản báo cáo với 100.000 loại giá khác nhau. Nếu một công ty không gửi hoặc gửi thôi tin không đầy đủ, một nhà kinh tế sẽ liên lạc với công ty đó để có được các dữ liệu cần thiết.
Tại sao các nhà giao dịch lại quan tâm đến PPI?
Chỉ số PPI thể hiện sự tăng trưởng và giảm giá của hàng hoá và dịch vụ bởi các nhà sản xuất. Giá cao hơn sẽ dẫn đến báo cáo lạm phát caohơn.
PPI đo lường giá của hàng hoá ở mức sản xuất ngay trước khi chúng được chuyển cho người tiêu dùng. Theo dõi các mức giá này sẽ giúp các nhà giao dịch đo được áp lực lạm phát trong tương lai. Các chỉ số này hoạt động như là một bước đi trước của dữ liệu lạm phát và ngay cả chính phủ hay Cục Dữ Trữ Liên Bang cũng sử dụng để xác định chính sách tài chính và tiền tệ.
Sự gia tăng liên tục và kéo dài trong chỉ số PPI sẽ dự báo giá tiêu dùng cao hơn và vấn đề về lạm phát. Áp lực lạm phát sẽ thúc đẩy Cục Dự Trữ Liên Bang cân nhắc lại quan điểm của họ về lãi suất. Cũng tương tự, việc giảm PPI dẫn đến lạm phát thấp hơn, tạo ra hoài nghi về những hành động bẩn thỉu của FED.
Giá sản xuất cao hơn tức là công ty này đang hướng tới việc tăng thu nhập. Điều này là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế, cổ phiếu... miễn là xu hướng tăng giá nàyt rong một mức phù hợp.
Tăng trưởng kinh tế cũng là một yếu tố đánh giá đồng tiền, vì vậy, sự thay đổi PPI cũng là mục tiêu của Cục Dự Trữ Liên Bang, nó có thể coi là một nhân tốt tích cực cho đồng Đô-la vì điều này cho thấy nền kinh tế vẫn còn rất khoẻ mạnh.
Biểu đồ bên trên cho thấy sự thay đổi tỷ lệ hằng tháng giữa PPI của Mỹ với PPI của EU trong 10 năm qua. Chúng ta có thể thấy trong hầu hết các khoảng thời gian này, PPI của Mỹ đã vượt trên PPI của EU.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rằng chuỗi số liệu PPI của Mỹ cao hơn PPI của EU hầu hết khoảng thời gian, có nghĩa là mức giá của Mỹ cao hơn (Tỷ giá EUR/USD thấp hơn) trong thời kì đó. Vào khoảng thời kì đầu tiên của năm 2008, PPI của Mỹ vẫn cao hơn EU, nhưng sau đó, đồng EUR đã tăng nhiều hơn so mới đồng Đô-la Mỹ. Điều này là do Mỹ gặp phải vấn đề về cuộc khủng hoảng tài chính.
Phần cuối cùng của biểu đồ cho thấysự thay đổi PPI của EU đã vượt qua khỏi PPI của Mỹ từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017. Bây giờ chúng ta mở biểu đồ về giá EUR/USD trong từng thời kì. Chúng ta thấy EUR dường như đang đi lên. Không những thế, Mỹ cũng đang có những thay đổi thiết lập quan điểm chính sách tiền tệ của ECB và FED.
0 nhận xét: