Anh em sẽ thường nghe đến cụm từ này, đó là liquidity provider
khi giao dịch tài chính nói chung và forex nói riêng. Vậy liquidity provider là
gì và công việc của họ ra sao? Cùng tìm hiểu nhé anh em
Liquidity Provider là
gì?
Liquidity Provider nếu dịch sang tiếng việt chúng ta thì gọi là nhà cung cấp thanh khoản. Cụ thể hơn, liquidity provider (LP) chính là nhà cái - market maker - trên thị trường. Nếu trader bán ra thì LP sẽ mua vào và nếu trader mua vào thì LP sẵn sàng bán cho trader.
Vì sao cần Liquidity
Provider?
Thị trường tồn tại được là nhờ có người mua và người bán. Nếu anh em bán ra và không có người mua thì lệnh sao khớp được. Ngược lại đối với chiều mua cũng vậy, chúng ta muốn mua mà không ai bán cho chúng ta thì giao dịch cũng không diễn ra được. Nếu đơn giản chỉ đợi người mua và bán khớp lệnh với nhau mà không cần các liquidity provider - nhà cung cấp thanh khoản - thì việc khớp lệnh sẽ diễn ra rất chậm chứ không được nhanh chóng như bây giờ, đơn giản vì người mua và bán khó đối ứng lệnh với nhau một cách hoàn hảo.
Liquidity Provider
trong thị trường Forex thường là ai?
Thường đây là các ngân hàng quốc tế cực kỳ lớn như dạng HSBC, Deutsche Bank.... hay còn gọi là Nhóm 1 (Tier 1) trên thị trường Forex. Tất cả các lệnh trên thị trường chỉ đổ về vài đầu mối Tier 1 này thôi, và các đầu mối Tier 1 này có thể giao dịch cùng nhau hoặc ôm lệnh tùy ý. Trong mỗi LP hàng đầu này sẽ có bộ phận giao dịch - trading desk - có nhiệm vụ quản lý việc vận hành hệ thống lệnh.
Liquidity Provider
sống bằng gì?
Là nhà cái thì trước hết họ sẽ sống bằng tiền thua lỗ của trader rồi. trader lỗ thì họ lời, trader lời thì họ lỗNguồn sống thứ 2 của họ đến từ spread, tức là chênh lệnh giá chào mua (bid) và giá chào bán (ask). Mức spread này dao động ít nhiều tùy vào độ phổ biến của sản phẩm giao dịch. Ví dụ cặp tiền rất phổ biến của forex là ERUSD thì spread rất thấp, vì lượng giao dịch lớn sẽ giúp LP kiếm nhiều tiền. Ngược lại, các cặp tiền ít người giao dịch thì có spread cao.
Thường khi là 1 LP Tier thì họ sẽ có nguồn khách hàng cực kỳ khủng, và họ dễ kiếm tiền thông qua hedging nội bộ. Ví dụ trader A đánh 1 lot buy EU, trader B đánh 0.3 sell EU, trader C đánh 0.7 sell EU ==> LP này sẽ tổng hợp thành 1 lot buy EU hedge cùng 1 lot sell EU, như vậy họ không còn rủi ro nữa, và họ ăn spread tất cả các lệnh này. Vì vậy, LP càng lớn thì càng kiếm được tiền mà ít rủi ro.
Các sàn Forex ôm - market maker - thì chính họ biến mình thành LP luôn và hedge lệnh nội bộ hoặc đánh ngược khách hàng. Tuy nhiên, nhiều sàn có quy mô nhỏ nên dẫn đến luồng lệnh không phong phú, khiến cho độ thanh khoản thấp hơn.
Trader cần chú ý gì?
Trader tốt nhất nên chọn các sàn mà có nhiều liquidity providers phía sau, vì như vậy thường sẽ có mức spread thấp, tốc độ khớp lệnh nhanh hơn và có khả năng ít bị chơi xấu hơn.Happy and safe trading !!!
0 nhận xét: