Với cương vị là một Trader, chúng ta tham gia vào thị trường tài
chính quy mô trên toàn thế giới, hầu hết, các nhà đầu tư phải lựa chọn cho mình
được một Sàn Forex nào đó để có thể mở tài khoản giao dịch, lựa chọn hình thức
ký quỹ, chọn đòn bẩy... rồi mới có thể giao dịch. Nói cách khác, các Sàn Forex
chính là bạn đồng hành của chúng ta trong cuộc chiến trường kì với thị trường.
Và dĩ nhiên, nếu “người bạn” của chúng ta “phản” lại chúng ta,
thì người thiệt hại đầu tiên là chính những nhà đầu tư, giao dịch trên thị
trường Forex đã khó, huống hồ gì còn bị người “
Nếu là một Trader đẫ có kinh nghiệm “bầm dập” trên thị trường
thì sẽ dễ dàng chọn được cho mình một Sàn Forex tốt, có thể mở tài khoản dễ
dàng, nạp rút thuận lợi và khớp lệnh nhanh... và ngược lại, nếu bạn chọn phải
một Sàn Forex xấu thì coi như bạn nắm chắc phần “thua”.
Bài viết hôm nay tôi sẽ đưa đến cho các một một trong những
chiêu trò mà các Sàn Forex thường sử dụng đó chính là Săn Stop Loss
Xem lại các bài
khác trong Series Sàn Forex Lừa Đảo Bạn Thế Nào?
Săn Stop Loss Là Gì?
Săn Stop Loss là việc một Sàn Forex cố gắng chỉnh sửa giá đến
một vùng giá nào đó làm cho chạm vào Stop Loss của 1 hoặc nhiều Trader. Từ đó,
Broker “giật hụi” được tiền khách hàng.
Tại Sao Điều Này Xảy Ra?
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rằng trên thị trường hiện tại, các
Sàn Forex được chia làm 2 nhóm chính - Market Maker (Dealing Desk) và ECN / STP
/ DMA (No Dealing Desk). Đối với các sàn có Dealing Desk mà Trader thường gọi
đây là “nhà cái” hoặc là “sàn ôm lệnh” thì Sàn sẽ giao dịch ngược lại với khách
hàng. Ví dụ bạn vào lệnh Sell thì Market Maker sẽ vào lệnh Buy với khối lượng
tương đương. Nói cách khác, nếu khách thắng thì Sàn Forex mất tiền và khách
thua thì Sàn Forex được tiền. tức là giữa Sàn và Trader có sự mâu thuẫn về lợi
ích.
Tuy nhiên, đối với các Sàn Forex thuộc dạng ECN, STP hoặc DMA
thì họ chỉ lấy hoa hồng (Commission) của Trader và đẩy lệnh của nhà đầu tư vào
nơi khác như các ngân hàng trung ưng, ngân hàng tài chính quốc tế (được gọi là
liquidity provider). Tức là Forex Broker chỉ đứng giữa ăn phí chuyển lệnh,
khách hàng thắng hay thua cũng không ảnh hưởng đến sàn.
Một đặc điểm khác bạn cần lưu ý là Forex là thị trường giao dịch
phi tập trung (OTC) nên không có một mốc giá thống nhất, từ đó, các Sàn Forex
“lởm” càng dễ dàng chơi gian lận Trader nhiều hơn.
Vậy, các trường hợp săn Stop Loss của Trader thường rơi và tình
huống chọn sàn Market Maker là khả năng cao nhất
Hiện tượng Săn Stop Loss thường xảy ra khi một Sàn Forex giở
trò lợi dụng trong những đoạn thời gian biến động mạnh. Nhờ việc họ nắm được
thông tin đặt lệnh của khách hàng, mà họ sẽ biết vùng giá nào sẽ có nhiều
Trader đặt Stop Loss nhiều nhất và khi giá biến động mạnh, họ sẽ “nhỉnh” một
chút theo thị trường và đẩy giá đi thêm một ít và đến vùng Stop Loss để “giết”
các Trader. Đây được gọi là hiện tượng Săn Stop Loss.
Gậy Ông Đập Lưng Ông
Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt của nó. Nếu Sàn Forex cố gắng Săn
Stop Loss của khách hàng, việc này có nghĩa rằng giá đó không hề tồn tại ở thời
điểm đó trên thị trường.
Do vậy, sẽ có những người theo dõi và săn ngược lại sàn. Những
người này sẽ mở 2 Sàn Forex lên theo dõi, nếu một bên bỗng nhiên có “giá lạ”
khi bên Sàn Forex kia không có giá này, họ sẽ biết ngay hiện tượng quét Stop
Loss đang diễn ra và vào lệnh với khối lượng cực lớn để “chơi” lại Sàn.
Làm Gì Khi Bị Săn Stop Loss?
Thường thì không phải lúc nào việc Săn Stop Loss cũng diễn ra vì
Sàn Forex biết rằng rủi ro khi bị những “Ông Lớn” giết, đồng thời càng làm mức
uy tín về sau trên cộng đồng toàn cầu.
Nếu các Trader đang cảm thấy mình bị “Săn Stop Loss” thì nên
chụp lại màn hình lúc đó và so sánh với các Sàn Forex khác. Và có thể đem đó
làm bằng chứng khiếu nại lên Sàn của mình
Làm Thế Nào Để Tránh Bị Săn Stop Loss?
Tắt nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là giao dịch với các Sàn Forex
có giấy phép uy tín như FCA, ASIC, CySEC... Từ đó, các Trader có nơi để gửi đơn
khiếu nại trong những trường hợp Sàn Forex không giải quyết.
Đây vẫn chỉ là một trong những chiêu trò mà Sàn
Forex chơi xấu các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn rất nhiều mảng tối khác mà chúng
ta sẽ tìm hiểu ở các phần sau.
0 nhận xét: