Chúng ta đã điểm qua 3 phần về các cách mà Sàn Forex lừa đảo
người dùng qua nhiều hành vi như Giấy Phép Giả Mạo, Săn Stop Loss và Sửa
Spread. Ở phần 4 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề trượt giá, một trong những
chiêu trò phổ biến mà các Sàn Forex cố gắng “chơi bẩn” với khách hàng của mình.
Xem lại các bài
khác trong Series Sàn Forex Lừa Đảo Bạn Thế Nào?
Trượt Giá (Slippage) Là Gì?
Tiếng Anh của Trượt Giá là Slippage. Trượt Giá được hiểu với
khái niệm là các Sàn Foex cho Trader vào lệnh ở mức giá khác với mức giá mà
Trader đặt lệnh.
Trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu qua về 2 vấn đề đặt lệnh
trên thị trường là Market Execution và Instant Execution
- Market
Execution: đây là hình thức đặt lệnh mà giá của Trader khi đặt Buy / Sell
sẽ khớp với giá THỰC TẾ. Ví dụ, Trader đặt giá GBPUSD tại mức giá 1.23720
nhưng khi bấm nút thì mất một khoảng thời gian rất ngắn để lệnh đó được thực
thi, trong khoảng thời gian cực ngắn đó, có thể giá đã nhảy lên tới mức
1.23740 thì bạn vào lệnh với giá là 1.23740
- Instant
Execution: đây là hình thức đặt lệnh mà giá của Trader khi đặt Buy / Sell
sẽ khớp với giá BÁO CÁO. Cũng trong ví dụ ở trên, nếu giá nhảy lên tới mức
1.23740 thì hệ thống sẽ “hỏi” lại Trader rằng liệu có muốn vào với giá đó
không? Nếu có thì mới cho vào lệnh, còn không thì lệnh bị huỷ.
Và vấn đề Trượt Giá (Slippage) xảy ra với các Sàn Forex theo
kiểu Market Execution.
Sàn Forex Gian Lận Trader Với Slippage
Khi giá có độ biến động mạnh, đặc biệt là những lúc ra tin, các
Trader rất khó (hầu như là không thể) bắt được giá mà Trader mong muốn, đây là
việc hoàn toàn bình thường.
Đối với các Sàn Forex theo dạng ECN / DMA hoặc STP, các lệnh của
Trader sẽ được chuyển thẳng lên các ngân hàng trung ương, còn gọi là nơi cung
cấp thanh khoản (Liquidity Provider). Nên các Sàn Forex thuộc dạng này không
quan tâm đến việc trượt giá. Bởi vì ở đây Trader thắng thua dựa vào thị trường,
không ảnh hưởng đến Sàn Forex nên họ còn muốn Trader thắng nhiều hơn nữa. Định
hướng của họ thường là giúp Trader chiến thắng để tiếp tục ở lại với Sàn Forex
đó lâu hơn, giao dịch với khối lượng lớn hơn, nhiều lệnh hơn và Sàn Forex sẽ
được nhiều hoa hồng hơn. Do đó, các Sàn Forex thuộc dạng trên không bao giờ lừa
đảo Trader bằng kiểu Trượt Giá.
Tất nhiên là ngược lại đối với các Sàn Forex thuộc dạng
Market Maker hoặc các Sàn Forex “giả” làm ECN / STP / DMA thì sẽ dùng trò lừa đảo
này để cướp tiền từ các Trader. Những trường hợp này thường xảy ra ở các tình
huống sau:
- Trong những
khoảng thời gian thị trường biến động mạnh (thường là vào những thời điểm
có tin tức và vào trong phiên), Sàn Forex sẽ “mượn giá bẻ măng” làm cho
Trader vào điểm giá bất lợi hơn. Bằng việc đẩy giá đó, Sàn Forex có thể ăn
thêm một đoạn từ Trader mà họ khó có thể thưa kiện được, đơn giản khi hỏi
lý do họ chỉ bảo “thị trường biến động”.
- Tầm ảnh
hưởng rất lớn, ví dụ vào một thời điểm, mỗi lệnh của Trader mà Sàn Forex
cho trượt giá 3 Pips và tổng khối lượng mà khách hàng cùng giao dịch vào
thời điểm đó là 1000 lot thì Broker đã ăn được tầm 30.000 USD chỉ nhờ “trượt
giá”
- Đa phần
trong chính sách của các Sàn Forex có câu “việc khớp lệnh tuỳ thuộc vào thị
trường biến động” trong điều khoản và Trader không bao giờ “cãi” được điều
này
Cách Phòng Chống Trò Gian Lận Này
Như nói ở trên, vấn đề trượt giá là trong lúc thị trường biến
động mạnh và nhanh thì Trader sẽ khó lòng mà nhận ra. Và nếu có thì họ cũng
nghĩ “do thị trường thôi!”
Một cách để phát hiện Sàn Forex gian lận lừa đảo chúng ta bằng
cách xem tốc độ khớp lệnh. Nếu như bạn vào một lệnh Mua, các Sàn Forex xấu tính
này sẽ “ôm” lệnh của bạn khoảng 1 giây dễ xem như thế nào.
Ví dụ
- Trader
vào một lệnh mua tại 1.2345
- Trader bấm
nút và Sàn Forex “ôm” lệnh 1 giây
- Nếu giả
nhảy lên 1.2350 thì Sàn Forex cho vào giá 1.2348
- Nếu giá
nhảy xuống 1.2340 thì Sàn Forex cho vào giá 1.2345
Do đó, cách tốt nhất là Sàn Forex nào khớp lệnh chậm thì không
giao dịch nữa.
Một cách khác để phòng chống trò gian lận này là sử dụng lệnh chờ (Pending Order) (Buy Stop / Sell Stop / Buy Limit / Sell Limit)
Một cách khác để phòng chống trò gian lận này là sử dụng lệnh chờ (Pending Order) (Buy Stop / Sell Stop / Buy Limit / Sell Limit)
0 nhận xét: